Gía trị pháp lý của vi bằng, vi bằng có thay thế được hợp đồng chuyển nhượng không?

Luật sư Trịnh Xuân Kiên
Hotline: 0904 603 411
Gía trị pháp lý của vi bằng, vi bằng có thay thế được hợp đồng chuyển nhượng không?

Để trả lời câu hỏi trên, cần xem xét các quy định pháp lý về vi bằng:

Gía trị pháp lý của vi bằng:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động của thừa phát lại thì “3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”.

- Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng của người sử dụng đất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;”

- Điều kiện để người sử dụng đát thực hiện chuyển nhượng đất:

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất: “3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”.

- Các trường hợp không được lập vi bằng:

Theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 37 Nghđịnh 08/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.”

Như vậy có thể thấy vi bằng chỉ là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính và Thừa phát lại không được lập vi bằng chứng nhận giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất. Việc lập hợp đồng chuyển nhượng đất chỉ được lập tại tổ chức hành nghề công chứng và UBND cấp có thẩm quyền.

Luật sư Trịnh Xuân Kiên

Zalo
Hotline