Các khoản tiền phải trả khi công ty chấm dưt hợp đồng lao động trái luật

Luật sư Trịnh Xuân Kiên
Hotline: 0904 603 411
Các khoản tiền phải trả khi công ty chấm dưt hợp đồng lao động trái luật

Luật sư cho tôi hỏi: Tôi bị công ty chấm dứt hợp đồng lao đông trái pháp luật. Vậy tôi phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Trả lời:

Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp không đúng quy định tại Điều 36, Điều 37 Bộ luật lao động 2019.

Người lao động cho rằng, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động có quyền đưa ra các yêu cầu công ty nhận người lao động trở lại làm việc, phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và các khoản khác theo quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động. Cụ thể Điều 41 quy định như sau:

"1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”

Nếu doanh nghiệm không nhận người lao động trở lại làm việc hoặc người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì doanh nghiệp phải thực hiện trả cho người lao động các khoản tiền quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng theo quy định thì người lao động có quyền khởi kiện doanh nghiệp ra Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người lao động đang cư trú hoặc nơi có trụ sở của doanh nghiệp theo điểm a khoản 1 Điều 39 và điểm đ khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để được giải quyết.

Luật sư Trịnh Xuân Kiên

Zalo
Hotline